Xem điện thoại, TV có thể ảnh hưởng đến não bộ và tất cả các cơ quan, hoạt động khác của trẻ.

Thực trạng chung của các gia đình có con nhỏ hiện nay:

- Con không ăn, ăn ngậm, lười ăn là cho xem tv, điện thoại
- Con nghịch, không ngồi im 1 chỗ lại cho xem tv, điện thoại
- Không trông được con thì cũng cho xem tv, điện thoại

Xem điện thoại, TV có thể ảnh hưởng đến não bộ và tất cả các cơ quan, hoạt động khác của trẻ
 
Thực trạng chung của các gia đình có con nhỏ hiện nay:
- Con không ăn, ăn ngậm, lười ăn là cho xem tv, điện thoại
- Con nghịch, không ngồi im 1 chỗ lại cho xem tv, điện thoại
- Không trông được con thì cũng cho xem tv, điện thoại
Đúng các thiết bị điện tử có 1 sức hút kì lạ với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ dù đang nô đùa hay quấy khóc, chỉ cần bật chương trình hoạt hình lên hay đưa cho 1 chiếc điện thoại là mọi tiếng khóc, tiếng cười ngưng bặt, mặt dán vào màn hình.
—--------------------
Thế nhưng TV, điện thoại có thật sự là một công cụ thần thánh trong quá trình nuôi dạy con hay không? 
Kì thực thì đúng là cho con ngồi xem tv, điện thoại thì con sẽ ngồi ngoan nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí não của trẻ:
- Co giật, liệt cơ mặt: Quá thường xuyên sử dụng điện thoại, tv và các thiết bị điện tử dẫn đến tình trạng mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng. Việc này không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân khởi phát rối loạn TIC (là bệnhh rối loạn cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được.)
- Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ từ dẫn tới thoái hóa thần kinh. Chưa kể dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sốg. Nhiều trường hợp trẻ bị đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có bé đã có biểu hiện bị viêm gânn, dần dần các khớpp nhỏ ở ngón tay của các bé có thể sẽ bị thoái hóa.
- Nguy cơ mỏng vỏ nã0: Dữ liệu từ nghiên cứu năm 2018 của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho thấy trẻ dành hơn 2 tiếng mỗi ngày trước màn hình điện tử đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra tư duy, ngôn ngữ. Nghiên cứu cũng cho thấy vỏ nã0 – vùng nã0 liên quan đến tư duy và phản biện của trẻ sử dụng màn hình trên 7 tiếng mỗi ngày bị mỏng đi.
- Giảm khả năng tập trung: các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào nã0, không chỉ xung quanh tai. Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.
 
Hướng dẫn trẻ xem tv, điện thoại đúng cách như thế nào?
 
1. Giới hạn thời gian xem TV, điện thoại: Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến thời gian cho trẻ xem điện thoại, tivi. Học viện Nhi khoa Mỹ đã có hướng dẫn về thời gian xem các thiết bị điện tử với trẻ em:
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Không cho xem tivi, điện thoại.
- Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Chỉ cho xem các chương trình chất lượng, xem cùng với cha mẹ.
- Trẻ từ 2 - 5 tuổi: Xem dưới 1 tiếng mỗi ngày, dưới sự theo dõi của cha mẹ.
 
2. Đặt ra các quy tắc ngay từ đầu:
Hãy thiết lập từ đầu những nguyên tắc cho con xem TV và điện thoại, ví dụ như: con có thể xem những chương trình gì, sử dụng những ứng dụng gì và con được sử dụng TV, điện thoại bao lâu mỗi ngày,... 

3. Chú ý khoảng cách từ tivi tới mắt trẻ
Các bậc phụ huynh phải luôn để ý và giữ trẻ ở khoảng cách an toàn giữa trẻ và tivi. Bé nên ngồi cách tivi với khoảng cách gấp 4 - 5 lần kích thước đường chéo màn hình (kích thước đường chéo màn hình chính là số inch, 1 inch = 2.54cm). Ví dụ, tivi nhà bạn 40 inch thì khoảng cách an toàn khi trẻ xem là khoảng 4m.
 
#Nguồn: Bác sĩ Trương Minh Đạt - Trung tâm Sức khoẻ nhi khoa Century