Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Số liệu thống kê năm 2005 cho biết số ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi ước tính là 9600-12400 ca. Do đó việc phát hiện và xử trí kịp thời, đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.
!! SAI LẦM DẼ MẮC PHẢI KHI CHĂM SÓC TRẺ TIÊU CHẢY !!
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Số liệu thống kê năm 2005 cho biết số ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi ước tính là 9600-12400 ca. Do đó việc phát hiện và xử trí kịp thời, đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ tiêu chảy mà các bạn dễ mắc phải:
- Không bù nước cho con
Nhiều bạn nghĩ rằng con đang bị tiêu chảy mà còn cho con uống nhiều nước thì con sẽ tiêu chảy nhiều hơn. Nhưng thật ra khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì việc đi tiêu sẽ giúp con thải bớt độc tố và vk ra ngoài, vì thế, dù có cho trẻ uống nước hay không thì ruột vẫn bị kích thích và tăng tiết nhiều dịch gây ra tiêu chảy. Lúc này, cần phải cho con uống nhiều nước hơn để tránh mất nước và phòng suy dinh dưỡng cho con.
- Bù nước cho con sai cách
Cần bù nước cho con nhưng không phải cứ cho con uống thật nhiều nước là được. Trẻ mất nước sẽ mất cả điện giải nên các bạn lưu ý bổ sung cả Oresol cho con để bù lại phần điện giải đã mất.
Lưu ý 1: Pha oresol theo đúng liều lượng hướng dẫn trên gói thuốc.
Lưu ý 2: Tăng cho con uống nước lọc hoặc 1 số loại nước ép trái cây chứ không phải các loại nước ngọt, nước có ga.
- Cho con uống Oresol sai cách
Khi pha Oresol cần phải tuân theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Pha quá đặc hoặc quá loãng sẽ khiến áp lực thẩm thấu của Oresol thay đổi, khiến ruột không hấp thu được nước mà còn khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn và mất nước nhiều hơn.
- Lạm dụng thuốc cầm tiêu
Thuốc cầm tiêu thường giảm tiêu chảy bằng cách giảm nhu động ruột, gây tê Iiệt và khiến phân không thể thải ra ngoài. Việc này tuy dừng được triệu chứng tiêu chảy, nhưng mặt khác, vk trong cơ thể còn không được đào thải, gây chướng bụng, viêm ruột thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Chỉ sử dụng thuốc cầm tiêu theo chỉ định của bsĩ
- Bắt con kiêng cữ quá nhiều
Nhiều nhà cẩn thận, thấy con tiêu chảy là cho kiêng hết các món ăn, chỉ cho con ăn cháo muối. Nhưng mà ăn mỗi cháo muối thì đến người lớn còn chả chịu được chứ nói gì đến con nhỏ đang ốm! Con bị tiêu chảy vẫn cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm tinh bột, đạm, chất béo, vtm và khoáng chất.
Thay vì cho con ăn cháo muối ko, các bạn có thể tìm hiểu những món soup, cháo rau củ thanh đạm để con dễ hấp thụ.
Đối với trẻ còn bú mẹ, các bạn là mẹ bỉm vẫn có thể yên tâm ăn đa dạng các loại thực phẩm, ko nên kiêng cữ nhiều quá mà ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng của bản thân cũng như em bé.
Khi nào cần cho trẻ tiêu chảy đi khám?
- Con đi tiểu rất ít do cơ thể bị mất nước.
- Miệng và da bị khô.
- Chân tay lạnh và da dẻ tái xanh nhợt nhạt.
- Sốtt cao kéo dài và không tỉnh táo.
- Đi ngoàii có kèm máuu và mủ.
- Đi ngoài kèm sốt và nôn nhiều.