Làm sao để trẻ 1 đến 2 tuổi hết biếng ăn?

Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu và kéo dài từ một tháng trở lên, khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nghĩ ngay đến con bị biếng ăn.
 
Giai đoạn trẻ 1-2 tuổi là thời điểm đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó rất dễ xảy ra tình trạng biếng ăn. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, mà còn hạn chế sự phát triển trí tuệ, thậm chí dẫn đến tình trạng trẻ bị các chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết trình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày?
 

Làm sao để trẻ 1 đến 2 tuổi hết biếng ăn?
 
Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu và kéo dài từ một tháng trở lên, khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nghĩ ngay đến con bị biếng ăn.
 
Giai đoạn trẻ 1-2 tuổi là thời điểm đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó rất dễ xảy ra tình trạng biếng ăn. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, mà còn hạn chế sự phát triển trí tuệ, thậm chí dẫn đến tình trạng trẻ bị các chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết trình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày?
 
 
 
Các dấu hiệu trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn:
– Trẻ ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định (một số bé chỉ ăn 1-2 thìa thức ăn mỗi bữa, khiến cha mẹ không biết phải làm sao).
– Trẻ không chịu thử những món mới.
– Mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài trên 30 phút, lượng thức ăn mà trẻ dung nạp mỗi bữa ít hơn so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi.
– Khi ăn, trẻ hay quấy khóc, ngậm hoặc phun thức ăn…
Tuy nhiên để trị biếng ăn cho bé vẫn luôn là bài toán “nan giải” mà nhiều phụ huynh đang gặp phải. Để cải thiện những biểu hiện này, trước tiên mẹ cần hiểu các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó sẽ có những biện pháp phù hợp với tình trạng biếng ăn của từng trẻ.
 
Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn
Khoảng 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ hoàn thiện quá trình mọc răng.Lợi trẻ bị kích thích, đau, cộng thêm sự rối loạn trong bài tiết nước bọt nên trẻ sợ ăn uống (một số trẻ có biểu hiện còi cọc do biếng ăn chứ không còn được bụ bẫm như trước nữa, các mẹ tự hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao?).
– Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, đa dạng. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn nhiều để tránh làm cho trẻ sợ ăn về sau.
– Nếu hiện tượng đau lợi do mọc răng khiến trẻ không ăn uống được gì, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc khắc phục tình trạng này hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
 
Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ cũng có thể khiến trẻ lười ăn. Nhiều bậc phụ huynh thích nhồi nhét, ép buộc con phải ăn bằng mọi cách. Kết quả, trẻ sẽ sợ hãi, dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn càng trầm trọng hơn.
– Nhiều mẹ lười đổi món cho con, để trẻ ăn một món hết ngày này qua ngày khác, đây cũng là lý do khiến trẻ nhanh chán.
– Trẻ thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ngon miệng trong khẩu phần hàng ngày.
– Mẹ cho con ăn cơm quá sớm (trước 2 tuổi) cũng khiến trẻ không ăn được nhiều, hình thành dấu hiệu biếng ăn.
 
Trẻ dùng nhiều sữa ngoài hơn sữa mẹ: Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi sẽ ăn uống ngon miệng hơn. Nguyên nhân là do, sữa mẹ chứa các thành phần giúp kích thích dạ dày và đường ruột của bé, hỗ trợ giúp bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn
 
Bỏ thuốc vào cháo cho trẻ: Nhiều mẹ có thói quen cho thuốc vào cháo khi con bị ốm. Lần đầu, trẻ không biết nên dễ mắc lừa cha mẹ nhưng những lần sau sẽ nảy sinh tâm lý cảnh giác và tránh xa thức ăn.
Các nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn là do bé còi xương; mắc bệnh truyền nhiễm như viêm tai, viêm họng; bé bị tiêu chảy, viêm ruột…
#Nguồn: Internet