Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm, mẹ phải làm sao?

 


Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm, mẹ phải làm sao?
 
1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn, nhác ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể kể đến các nguyên nhân như do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do trẻ có vấn đề về sức khỏe như mắc viêm đường hô hấp, thiếu Vitamin,…
 
1.1. Trẻ biếng ăn do chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý, không khoa học như ăn vặt trước bữa ăn, ăn quá no… sẽ khiến cho trẻ khi đến bữa thường không muốn ăn hoặc ăn trong trạng thái bắt ép. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Thói quen ăn uống không hợp lý khiến trẻ ngày càng biếng ăn:
- Ăn vặt trước bữa ăn: Đối với những trẻ thường xuyên ăn đồ ăn vặt hoặc ăn vặt trước bữa ăn sẽ khiến cho dạ dày của trẻ luôn ở trong trạng thái lưng lửng, không đói khiến cho trẻ khi đến bữa ăn rất ít hoặc nếu bố mẹ không bắt ép thì sẽ không ăn. Bên cạnh đó đồ ăn vặt chứa rất nhiều chất phụ gia gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Ăn lượng thức ăn quá nhiều trong 1 bữa: Ngoài ăn vặt trước bữa ăn thì việc ăn quá no trong 1 bữa cũng sẽ khiến cho trẻ không tiêu hóa hết lượng thức ăn của bữa ăn trước khiến cho trẻ không thấy đói, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.
- Đồ ăn không hợp khẩu vị: Một thực đơn nhàm chán, ít thay đổi khiến trẻ thấy ngán hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ cũng sẽ khiến con nhác ăn, biếng ăn.
- Trẻ sợ ăn hoặc bị ép ăn: Biếng ăn là tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép trẻ ăn nhiều lần, sẽ tạo thành thói quen cứ nhìn thấy thức ăn là trẻ sợ hãi, không muốn ăn.
- Trẻ không tập trung khi ăn uống: Nhiều ông bố, bà mẹ khi cho bé ăn thường dụ bé bằng đồ chơi hoặc để bé vừa ăn, vừa chơi, cho bé xem điện thoại, tivi khi ăn hay dong bé đi chơi khắp xóm sẽ khiến cho bữa ăn kéo dài, thức ăn nguội lạnh và khiến cho bé mất tập trung khi ăn. Tình trạng này kéo dài làm hình thành thói quen ăn uống không tốt và cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhác ăn.
- Ăn tùy hứng, không theo bữa: Nhiều phụ huynh cho rằng một ngày cho trẻ ăn lúc nào trẻ thích sẽ hình thành thói quen xấu trong ăn uống của trẻ. Không những thế điều này vô tình khiến việc ăn uống của trẻ vất vả hơn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
 
1.2. Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe
Bên cạnh các nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý kể trên gây biếng ăn cho trẻ thì các vấn đề về sức khỏe như hệ tiêu hóa có vấn đề, trẻ bị viêm đường hô hấp, thiếu Vitamin và khoáng chất, trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc trẻ đang bị bệnh cũng là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
- Mắc bệnh viêm đường hô hấp: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp là những bệnh dễ gặp phải đối với trẻ nhỏ do thời tiết thay đổi hoặc khi bị lạnh. Do đó vệ sinh sạch sẽ mũi thường xuyên cho trẻ, đồng thời giữ ấm khi thời tiết trở lạnh sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.
- Thiếu các chất Vitamin D, A, C, Protein, Canxi,… và các khoáng chất như Kẽm, Sắt, Đồng, Selen,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy ăn không còn ngon miệng, lâu dần sẽ gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Ngoài ra nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, suy tim và rối loạn vị giác.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề: Khi hệ tiêu hóa có vấn đề không tiêu hóa được thức ăn hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón, … đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và tình trạng biếng ăn chỉ được cải thiện khi tình trạng rối loạn tiêu hóa chấm dứt.
- Trẻ biếng ăn do đang bị bệnh: Khi trẻ bị ốm hoặc bị bệnh thì cơ thể đang rất yếu, mệt mỏi, uể oải, do đó trẻ thường sẽ không muốn ăn gì cả. Lúc này bố mẹ cần chú ý bổ sung năng lượng để giúp trẻ nhanh khỏe mạnh trở lại.
 
2. Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm
- Mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong lúc ngủ, khi cơ thể ở trạng thái tĩnh, không hoạt động nhưng vẫn ra rất nhiều mồ hôi. Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, nách, lưng, gáy cho dù thời tiết lạnh giá. Riêng đối với trẻ nhỏ mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều ở đầu và gáy do đây là bộ phận tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất trên cơ thể.
 
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
- Di truyền: Nghiên cứu mới đây của các bác sĩ tại Mỹ chỉ ra rằng, mồ hôi tay ra nhiều là một loại bệnh bắt nguồn từ việc rối loạn tâm lý truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 65% số ca mắc bệnh có người thân cũng bị bệnh này.
- Hệ thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ các cơ quan trên cơ thể chưa phát triển hoàn thiện các chức năng, hệ thần kinh thực vật cũng vậy. Điều này khiến hệ thần kinh chưa thể điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động tiết mồ hôi. Chính vì vậy mồ hôi thường được biết ra nhiều không kiểm soát, dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm thường thấy ở trẻ em. Điều này sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn đến, và ở tuổi trưởng thành việc đổ mồ hôi trộm gần như rất ít khi xuất hiện.
- Tỷ lệ tuyến mồ hôi so với cơ thể rất cao: Một điểm đặc biệt ở cơ thể trẻ nhỏ khác với cơ thể người trưởng thành là tỉ lệ tuyến mồ hôi so với cơ thể rất cao, do đó lượng mồ hôi tiết ra mỗi lần cũng cao hơn hẳn.
 
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
- Thiếu Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. Vitamin D là một nhóm Vitamin D từ D2 đến D7, trong đó loại Vitamin quan trọng nhất với cơ thể là Vitamin D2, D3. Đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, giúp tăng hấp thu Canxi và Photphat ở ruột, đồng thời tăng tái hấp thu Canxi ở thận… Khi cơ thể bị thiếu Vitamin D sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể trẻ như chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng và bị đổ mồ hôi trộm nhiều.
- Thiếu Canxi: Canxi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Các vai trò của Canxi phải kể đến là phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones). Đối với trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm do thiếu Canxi sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
- Còi xương: Trẻ bị còi xương nguyên nhân có thể do thiếu Vitamin D hoặc Canxi, điều này làm tác động đến hệ thần kinh khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều khi ngủ.
- Lượng đường trong máu thấp: Khi lượng đường trong máu thấp sẽ dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ nhỏ.
- Cơ thể trẻ bị suy nhược: Khi cơ thể bị bệnh hoặc bị suy nhược thì hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, các chức năng khác trong cơ thể cũng bị suy giảm chức năng dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ.
- Âm hư: Đối với cơ thể khỏe mạnh bình thường thì âm dương vốn cân bằng. Vì vậy khi âm hư sẽ sinh nội nhiệt, hư hỏa làm cho trẻ bị tăng tiết mồ hôi, mặt đỏ hồng là nguyên nhân của tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ.
 
3. Khi nào tình trạng trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm đáng lo?
Tình trạng biếng ăn và ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ sẽ không đáng lo nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều cũng như tinh thần của trẻ ổn định, vui vẻ.
 
Tuy nhiên tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu kéo dài hoặc kèm theo đó là các triệu chứng như sụt hoặc không tăng cân, da dẻ nhợt nhạt, đau bụng, quấy khóc nhiều khi ngủ… Lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra với trẻ.
 
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm thường xuyên có thể kể đến như: trẻ không tăng cân, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra nếu tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ, qua đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
 
#Nguồn: Internet