Mồ hôi trộm ở trẻ – Biểu hiện, Nguyên nhân, Kinh nghiệm chữa trị!!!

Mồ hôi trộm thường xuất hiện khi ngủ, chủ yếu ở đầu, lòng bàn chân, lòng bàn tay, nách… Đối với trẻ nhỏ, mồ hôi trộm thường xuất hiện vào ban đêm, khi trẻ ngủ, và mồ hôi trộm tiết ra nhiều nhất ở đầu.


 Mồ hôi trộm ở trẻ – Biểu hiện, Nguyên nhân, Kinh nghiệm chữa trị!!!

1. Biểu hiện khi trẻ đổ mồ hôi trộm
Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng
Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ mẹ cần hiểu mồ hôi trộm là gì, những biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào và cách phân biệt mồ hôi sinh lý (thường không cần điều trị) và mồ hôi trộm bệnh lý (cần phải điều trị).

1.1. Mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra ngay cả khi trời mát
Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh phó giao cảm được kích thích sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tuy nhiên nếu cơ thể tiết nhiều mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc khi không hoạt động gì cả (cơ thể trong trạng thái tĩnh) thì nó được gọi là mồ hôi trộm.
 
Mồ hôi trộm thường xuất hiện khi ngủ, chủ yếu ở đầu, lòng bàn chân, lòng bàn tay, nách… Đối với trẻ nhỏ, mồ hôi trộm thường xuất hiện vào ban đêm, khi trẻ ngủ, và mồ hôi trộm tiết ra nhiều nhất ở đầu.
 
1.2. Biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Mồ hôi trộm ở trẻ thường tiết ra nhiều ở vùng đầu do đây là vùng tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất ở trẻ nhỏ. Mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ đã đi ngủ.
 
Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm thường là:
- Mồ hôi tiết ra ướt đẫm đầu, gối khi trẻ ngủ dậy.
- Trẻ có giấc ngủ không ngon, hay bị giật mình trong lúc ngủ và quấy khóc vào ban đêm.
- Khi trẻ ngủ dậy thường trông mệt mỏi, uể oải, quấy khóc và thường không tươi tỉnh.
 
1.3. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm
Phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý
Mồ hôi trộm ở trẻ thường được chia thành 2 loại chính là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên là gì.
 
Mồ hôi trộm sinh lý có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Đổ mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể cao ( vd: sau khi vận động,…)
- Đổ mồ hôi do mặc nhiều quần áo quá ấm hoặc khi ngủ đắp nhiều chăn, đắp quá kín.
- Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 1 tiếng sau khi bắt đầu ngủ.
- Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 30 phút sau khi ngủ và sau 1 tiếng thì kết thúc.
- Trước khi bé đi ngủ đã bị chấn động tâm lý  ví dụ như quá sợ hãi hoặc quá phấn khích dẫn tới sau khi ngủ ra nhiều mồ hôi.
 
Mồ hôi trộm bệnh lý thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Ngay sau khi uống thuốc hạ sốt mà bé lập tức ra nhiều mồ hôi.
- Trong quá trình ngủ thường hay trở mình hoặc quấy khóc.
- Tay chân bé lạnh hơn bình thường sau mỗi lần ngủ dậy.
 
2. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân đó được xếp vào 2 nhóm chính là đổ mồ hôi trộm sinh lý và đổ mồ hôi trộm bệnh lý.
 
Đổ mồ hôi trộm sinh lý bao gồm những nguyên nhân như:
- Do hệ thần kinh thực vật ở trẻ chưa hoàn thiện
- Do bố mẹ ủ ấm trẻ quá mức
- Đắp quá nhiều chăn hoặc quá kín, quá ấm cho bé khi ngủ.
- Không gian sống bí bách, chật chội
- Do thời tiết nóng bức.
- Trẻ sinh non, thiếu cân khi sinh.
 
Đổ mồ hôi trộm bệnh lý bao gồm những nguyên nhân như:
- Trẻ bị thiếu Canxi
- Trẻ bị thiếu Vitamin D
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
- Trẻ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi
- Trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan tới tim mạch
- Trẻ bị âm hư
- Lượng đường trong máu bị xuống thấp
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
 
4. Biện pháp điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Để điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó sẽ có hướng xử lý chính xác, đúng đắn.
 
4.1. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đề phòng chứng mồ hôi trộm ở trẻ
 
Đối với trẻ bị đổ mồ hôi trộm do thiếu chất dinh dưỡng, cụ thể là thiếu Vitamin D, Canxi, và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ thì mẹ cần đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bổ sung các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt cho cơ thể bé.
 
Theo đó nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung Vitamin và khoáng chất tự nhiên. Bên cạnh đó nên chia bữa ăn cho bé ra thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra không quên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.
 
4.2. Trẻ 5 tháng tuổi nên ăn gì?
Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa ăn được mà đang còn bú sữa mẹ thì người mẹ cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn những thực phẩm gây nóng khi trẻ bú vào cũng sẽ bị nóng bởi mẹ ăn gì thì khi bé bú tác động trực tiếp tới cơ thể bé ngay. Mặc dù vậy thì trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm.
 
Chính vì vậy ngoài bú sữa mẹ thì các mẹ cũng có thể làm các món cháo thịt bằm lá dâu, cháo nếp cẩm và một số loại cháo khác để cho bé ăn dặm hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé rất hiệu quả.
 
4.3. Tắm nắng
Tắm nắng là cách làm tốt và đơn giản nhất để giúp trẻ tổng hợp Vitamin D. Nhờ ánh nắng mà sẽ giúp biến tiền Vitamin D thành Vitamin D, qua đó giúp bổ sung lượng Vitamin D thiếu hụt trong cơ thể của bé.
 
Tuy nhiên khi tắm nắng cho bé mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Thời gian tốt nhất để cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, khoảng tầm 8 – 9 giờ sáng, mỗi lần tắm nắng chỉ nên tắm trong khoảng 15 phút, không nên tắm quá lâu vì ánh nắng mặt trời có thể làm bỏng da bé.
- Đặc biệt không tắm nắng cho trẻ vào buổi trưa và buổi chiều bởi ánh nắng buổi trưa và buổi chiều sẽ gây tổn thương da do chứa nhiều tia cực tím. Nguy hiểm nhất có thể gây ung thư da nếu tình trạng phơi nắng kéo dài.

#Nguồn: Internet