8 biện pháp tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!!

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện nên các bé hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nếu con bạn thường xuyên bị nôn trớ, tiêu chảy, táo bón thì có khả năng hệ tiêu hóa của bé đang gặp một số vấn đề. Để cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau.

 

8 biện pháp tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!!
 
 
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện nên các bé hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nếu con bạn thường xuyên bị nôn trớ, tiêu chảy, táo bón thì có khả năng hệ tiêu hóa của bé đang gặp một số vấn đề. Để cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
 

 
 
1. Chườm ấm bụng bé
Chườm ấm là một cách đơn giản giúp loại bỏ tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tất cả những gì bạn phải làm là lấy khăn sạch nhúng vào bát nước ấm sau đó vắt nước và chườm lên bụng của bé trong 2 – 3 phút. Lưu ý là nhiệt độ khăn chườm phải thích hợp, đảm bảo không làm bỏng da trẻ. Bạn có thể làm điều này vài lần một ngày để giảm các triệu chứng đầy hơi cho bé.

2. Vỗ ợ hơi cho bé

Trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí trong khi bú mẹ hoặc bú bình. Không khí dư thừa trong bụng có thể khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và khiến bé vô cùng khó chịu. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé, đặc biệt là sau khi bú .

3. Cho bé bú mẹ
Vì hệ tiêu hóa cùa trẻ chưa hoàn thiện nên trong 6 tháng đầu sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho bé. Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi bú mẹ, trẻ có thể nhận được những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.

4. Điều chỉnh tư thế cho bé
Đôi khi bạn chỉ cần thực hiện những thay đổi nhỏ như thay đổi tư thế cho bé ăn là có thể giúp bé đối phó với chứng trào ngược acid. Nếu bé thường xuyên bị nôn trớ thì có thể bé đang bị trào ngược acid. Để hạn chế tình trạng trào ngược, khi cho trẻ bú, nên để đầu trẻ cao hơn khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm. Với tư thế này, thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên khi bú, ăn cũng như khi ngủ, sữa, thức ăn sẽ hạn chế trào ngược lên thực quản.

5. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều loại probiotic – lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ hoặc táo bón thì ăn sữa chua có thể cải thiện các triệu chứng trên. Lưu ý: Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua. Với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ tập ăn sữa chua không đường loại dành riêng cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại sữa chua.

6. Massage
Massage là cách tuyệt vời để giảm bớt mọi khó chịu liên quan đến tiêu hóa mà bé nhà bạn đang phải đối mặt. Bạn có thể massage vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, điều này giúp giải phóng khí dư thừa trong bụng của bé.

7. Chuối
Chuối là một trong những thực phẩm tốt nhất mà bạn có thể cho trẻ ăn để giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa của mình. Ngoài ra, chuối còn được các chuyên gia khuyến khích khi cho bé tập ăn dặm vì nó rất dễ tiêu hóa. Trong chuối có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm tình trạng táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột ở trẻ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn chuối.

8. Bông cải xanh
Loại rau này chứa nhiều chất xơ, folate, calci và chất chống oxy hóa… nên chúng giúp giảm viêm trong đường tiêu hóa của trẻ. Không chỉ giảm táo bón, nó cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch của bé. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều bông cải xanh vì nó có thể khiến trẻ bị đầy hơi.