6 VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRẺ THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA

Sốt, cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp là những vấn đề sức khỏe mà trẻ thường gặp lúc giao mùa, mỗi bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Sự dao động của nhiệt độ diễn ra nhanh làm cho hệ miễn dịch vốn đã non yếu của trẻ càng yếu hơn và dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn. Theo các chuyên gia, 6 bệnh lý và vấn đề sức khỏe trẻ thường gặp nhất vào lúc giao mùa.
 
 
 

 6 VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRẺ THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA

Sốt, cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp là những vấn đề sức khỏe mà trẻ thường gặp lúc giao mùa, mỗi bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Sự dao động của nhiệt độ diễn ra nhanh làm cho hệ miễn dịch vốn đã non yếu của trẻ càng yếu hơn và dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn. Theo các chuyên gia, 6 bệnh lý và vấn đề sức khỏe trẻ thường gặp nhất vào lúc giao mùa, bao gồm:
 
1. Cảm lạnh: Trẻ nhỏ thường bị cảm lạnh từ 6-8 lần một năm. Cảm lạnh gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho... kéo dài từ 2-3 ngày, cũng có thể từ 5-7 ngày rồi giảm dần. Do triệu chứng của cảm lạnh gần giống các triệu chứng của Covid-19, phụ huynh nên cho con đi xét nghiệm khi nghi ngờ để có hướng điều trị phù hợp.
 
Với triệu chứng nghẹt mũi, không khí khô làm tình trạng tắc nghẽn trở nặng hơn, cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách bật máy tạo độ ẩm trong phòng khi trẻ ngủ; cho con uống đủ nước bằng cách khuyến khích trẻ uống sữa, uống nước trái cây hoặc từng ngụm nước lọc nhỏ; dùng tinh dầu xông trong nhà để giảm nghẹt mũi cho trẻ.

2. Cúm: Loại virus này lan truyền nhanh chóng qua các nhà trẻ và gia đình. Trẻ bị nhiễm bệnh sẽ cáu kỉnh, mất hứng thú chơi đùa, chán ăn. Cúm cũng có thể khiến trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng sổ mũi, ho, nghẹt mũi. Cơn sốt liên quan đến cúm có thể kéo dài 3-7 ngày.
 
Phụ huynh có thể chăm sóc con bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, theo dõi dấu hiệu ho nặng, khó thở, tìm hiểu kiến thức về cúm để biết khi nào nên và không nên cho con nhập viện. Để ngăn ngừa cúm cho trẻ, cha mẹ nên cho con tiêm vaccine cúm khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
 
3. Virus hợp bào hô hấp (RSV): RSV là một loại virus phổ biến ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp, làm tổn thương đường hô hấp và hệ miễn dịch của trẻ. Đa số trẻ khi mắc virus hợp bào hô hấp sẽ phục hồi như bình thường sau khi điều trị, nhưng có một số trẻ có thể gặp biến chứng do RSV.
 
Triệu chứng của RSV thường bắt đầu giống như cảm lạnh. Đến ngày thứ 3, bệnh gây ho dữ dội và thở khò khè. Các triệu chứng thuyên giảm sau một vài ngày, nhưng cơn ho có thể kéo dài đến 2 tuần.
 
Khi xác định trẻ mắc virus hợp bào RSV, cha mẹ nên chuẩn bị máy tạo ẩm phun sương mát để đảm bảo không khí trong nhà không quá khô; cho trẻ uống hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ; bổ sung thêm chất lỏng, điện giải để tránh mất nước.
 
4. Sốt: Sốt là dấu hiệu tiềm ẩn báo hiệu trẻ đang ốm. Trẻ có thể sốt do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng tai, cảm lạnh, cúm, mọc răng hoặc có thể là phản ứng với vaccine.
 
Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp không cần dùng thuốc như chườm ấm, lau người, nới rộng quần áo cho trẻ, khuyến khích trẻ bú và ăn uống như bình thường. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Những trường hợp trẻ sốt nhiều ngày không hạ, không đáp ứng thuốc hạ sốt, cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế gần nhất để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
 
5. Viêm tai giữa: Giao mùa thường là thời điểm trẻ dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi, trong khi viêm tai giữa thường là kết quả của nhiễm trùng cổ họng, miệng hoặc mũi trước đó đã di chuyển và tồn tại trong tai. Viêm tai giữa xảy ra do vi khuẩn và virus.
 
Trẻ bị viêm tai giữa thường cáu gắt, kéo tai, sốt, mệt mỏi quấy khóc. Các triệu chứng sẽ khỏi sau 3-5 ngày mà không dùng kháng sinh. Tuy nhiên có một số trường hợp nặng, trẻ cần nhập viện để điều trị theo phác đồ. Viêm tai giữa nghiêm trọng nếu không được điều trị có thể dẫn đến thủng màng nhĩ và viêm tai giữa lặp đi lặp lại, gây mất thính giác.
 
Cha mẹ có thể giúp trẻ giảm một số triệu chứng viêm tai giữa tại nhà bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối, chườm ấm vào tai, dạy trẻ thở bằng tai. Bạn cũng có thể dùng máy xông hơi nước trong phòng, tắm vòi hoa sen hoặc bồn nước ấm để giúp giảm các triệu chứng viêm đau do viêm tai ở trẻ.
 
6. Tiêu chảy: Tiêu chảy thường do virus gây ra, nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn, dị ứng, không dung nạp thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân.
 
Khi giao mùa, trẻ em có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn. Bệnh thường kéo dài từ 5-10 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước, nôn. Vì vậy cha mẹ nên chú ý đến việc bù nước cho con, cho con uống nước điện giải, nước lọc thay vì nước trái cây và sữa. Cho con ăn uống bình thường nhưng ưu tiên đồ loãng, mềm.
 
#Nguồn: Internet